Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016

Tài xế xe tải kể lại sau 5 phút nghẹt thở "dìu" xe khách, cứu hơn 30 mạng người


Mỗi chuyến hàng như thế này, tài xế được trả 5 triệu đồng. Khi quyết định xả thân cứu người, không những tiền công anh không nhận được, mà xe còn bị hư hại khá nhiều. Tuy nhiên, người tài xế này lại cảm thấy hạnh phúc hơn bao giờ hết. Anh nói: "Lúc đó tôi không suy nghĩ nhiều. Tôi chỉ biết mình cũng là dân tài xế và chuyện gặp nạn là điều không ai mong muốn, vì thế việc tương trợ nhau lúc gặp nạn giữa đường là chuyện bình thường."

"Lúc đó tôi không suy nghĩ nhiều. Tôi chỉ biết mình cũng là dân tài xế và chuyện gặp nạn là điều không ai mong muốn, vì thế việc tương trợ nhau lúc gặp nạn giữa đường là chuyện bình thường," Tài xế Phan Văn Bắc giản dị chia sẻ.
Câu chuyện về chàng tài xế Phan Văn Bắc (30 tuổi, ở huyện Đạ Huoai) đã dũng cảm cứu hàng chục người trên ôtô khách bị mất thắng khi đang lao xuống đèo Bảo Lộc đã gây được một sự chú ý chưa từng có trên tất cả các mặt báo và mạng xã hội ngày hôm qua 7/9.


Nhóm phóng viên chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ với người tài xế dũng cảm và đáng mến này để tìm hiểu kỹ hơn về diễn biến vụ việc.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Bắc cho biết: "Như thường lệ, tôi cùng phụ xe và chủ hàng nông sản đang đi từ Đức Trọng xuống TP.HCM để bỏ hàng, khi đang đổ đèo Bảo Lộc, thuộc Huyện, Đạ Huoai, Lâm Đồng, thì bất ngờ nhìn qua gương chiếu hậu tôi thấy nhiều cánh tay trên xe khách như cầu cứu".

Quan sát thêm khoảng 200 m tôi thấy chiếc xe khách đổ đèo khá nhanh và theo kinh nghiệm của tài xế từng đổ đèo Bảo Lộc khá nhiều lần, thì đó là một dấu hiệu bất thường, có thể chiếc xe khách đã bị mất thắng (phanh). Tôi liền bật xi nhan và ra hiệu cho tài xế ôtô áp sát vào thân xe để giảm tốc độ, lúc này, tôi chỉ kịp hỏi qua chị chủ hàng đang có mặt trên xe rằng, xe khách có dấu hiệu mất thắng em cứu họ nhé".


Anh Phan Văn Bắc tài xế xe tải giải cứu hơn 30 mạng người trên xe khách.
Bằng kinh nghiệm của mình, anh phán đoán tốc độ lao xuống của xe khách và đã rà thắng cho xe tải chạy chậm lại một chút, để tài xế xe khách ghé phần đầu lao vào phía đuôi xe tải của anh, lúc này nhiều tiếng la hét của hành khách vang lên trong hoảng sợ. Vận tốc của xe tải là tầm 40 km/h, trong đó, khi đầu chiếc xe khách vừa chạm vào đuôi, chiếc xe tải bị chao đảo vài giây.

"Kinh nghiệm đã giúp cho tôi không đạp hết phanh mà rà từ từ và "dìu" cả hai chiếc xe đổ hết con đèo Bảo Lộc chỉ còn khoảng hơn 300 m. Khi đó, lực xe khách đang đổ đèo sẽ rất lớn, nếu thắng gấp ngay lập tức, không chỉ những người ngồi trên xe khách có thể gặp nguy với tính mạng mà 3 người chúng tôi cũng không tránh được tai nạn."

Anh cũng có biết thêm, yếu tố kinh nghiệm và nắm chắc địa hình do thường xuyên vận chuyển hàng hóa qua con đèo này khiến anh quen thuộc từng góc cua, đừng mô đất, mới khiến cả 2 chiếc xe có thể an toàn xuống tới chân đèo. "Từ lúc chiếc xe tải của tôi xe khách đổ đèo thì chỉ còn một đoạn đường hơi cong, ngoài ra, là những đoạn thẳng dốc xuống. Cảm giác dìu chiếc xe khách với hơn 30 mạng người xuống đèo với một bên là vách đá sừng sững bên còn lại là vực thẳm đến giờ nghĩ lại, tôi vẫn đổ mồ hôi lạnh."


Đèo Bảo Lộc với chiều dài 10km và có đến trên 80 khúc cua liên tục rất nguy hiểm
Khi cả hai xe đều dừng hẳn nhiều hành khách đã ôm chầm lấy người tài xế dũng cảm khóc nức nở và nói lời cảm ơn chân thành. Tuy nhiên, anh nhanh chóng phát hiện người chủ xe khách với phần chân đang bị mắc kẹt và khá đau đớn. Cùng với phụ xe và những người dân gần đó, anh đã dùng dây xích cột vào đầu xe khách đang bị biến dạng nặng nề và kéo đỡ để đưa được chủ xe khách ra ngoài đi bệnh viện.

Rất may mắn không có ai gặp thương vong trong vụ tai nạn này nhưng thiệt hại của xe tải và xe khách là khá lớn. Tài xế xe tải đã gọi điện cho bạn bè nhờ mang xe lên và chất những món hàng nông sản chở xuống Sài Gòn.


Tài xế xe tải cùng nhiều người dân phải dùng dây xích để kéo đỡ phần đầu bị móp nặng để giải cứu chủ xe khách đang đau đớn vì bị kẹt chân.
Có lẽ, với những mỹ từ như "cứu tinh xa lộ" hay "người hùng" mà cư dân mạng trao tặng cho mình, người thanh niên này sẽ chẳng bao giờ biết đến. Ở Đạ Huoai quê anh Internet không phổ biến, anh chỉ gắn bó với chiếc điện thoại giản đơn đủ chức năng nghe, gọi, nhắn tin, không biết đến facebook hay mạng xã hội là gì. Ở thế giới ảo, người ta tung hô anh. Còn anh, ở thế giới thực hàng ngày, anh vẫn đều đặn cần mẫn sống và làm việc, với tâm niệm giúp người chính là giúp mình, người với người nên biết sống vì nhau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét